Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Nông Sơn khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm - tiềm năng mới từ cái nghề cũ.
Người đăng: Trần Văn Lưu .Ngày đăng: 03/10/2019 15:29 .Lượt xem: 4698 lượt.
Thực hiện chủ trương của tỉnh về Khôi phục nghề truyền thống Trồng dâu nuôi tằm, vừa qua Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Nông Sơn tổ chức xây dựng mô hình trình diễn Trồng dâu - Nuôi tằm.Kết quả bước đầu đáng khích lệ.
Huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam vùng đất có bề dày truyền thống về nghề trồng dâu nuôi tằm, nơi đây có con sông Thu Bồn chảy qua các xã Quế Lâm, Quế Phước, Phước Ninh, Quế Ninh và Quế Trung với chiều dài gần 30 km, đất bãi bồi ven sông hằng năm được bồi đắp một lượng phù sa màu mỡ thuận lợi cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, trong đó có cây dâu; điều kiện thời tiết, khí hậu nơi đây cũng thuận lợi cho trồng dâu, nuôi tằm nên việc phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm đã góp phần phát triển kinh tế cho người dân bao đời nay. Tuy nhiên, trong những năm của thập niên 90 do giá cả thị trường bấp bênh, không ổn định và có xu hướng giảm dần, nguồn giống tằm cũng như việc tìm đầu ra cho sản phẩm luôn gặp khó khăn nên nên việc trồng dâu nuôi tằm không còn được duy trì và người nông dân không sản xuất nữa.



Nhằm thực hiện chủ trương của tỉnh và khôi phục làng nghề ttruyền thống bao đời nay của địa phương đó là trồng dâu nuôi tằm, phát huy lợi thế và tiềm năng của địa phương để nâng cao thu nhập, xây dựng làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là yêu cầu cần thiết. Trung tâm KTNN huyện Nông Sơn đã triển khai thực hiện mô hình khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm tại thôn Đại Bình xã Quế Trung với quy mô 01 ha dâu và 06 hộ tham gia, bước đầu cho thấy được sự thích nghi của giống dâu và tằm mới khi áp dụng tại địa phương và mang lại thu nhập cao cho hộ tham gia.

Ngày 23/9/2019, UBND huyện Nông Sơn tổ chức Hội thảo mô mình khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm tại thôn Đại Bình, xã Quế Trung với sự tham gia của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Nam, Công ty cổ phần tơ lụa Quảng Nam, các cơ quan chuyên môn ở huyện, lãnh đạo UBND các xã, hộ tham gia mô hình và hộ dân có nhu cầu trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện.


Mô hình được triển khai từ 8/2018 - 10/2019 với tổng kinh phí hỗ trợ là 53.302.000 đồng , gồm chi phí mua giống dâu, trứng tằm và một phần vật tư khác như lưới thay phân, đủi, nong,... Nguồn giống dâu và trứng tằm được mua từ Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng, với giống dâu S7-CB có nhiều tính năng vượt trội lá to, dầy, ít nhiễm sâu bệnh và thu hoạch nhanh; trứng tằm giống LĐ 09 là giống tằm lưỡng hệ lai tứ nguyên, có sức sống cao, năng suất kén ổn định, chất lượng tơ, kén tốt.



Qua thực tế thực hiện mô hình, trồng 5 sào dâu, sau trồng 6 - 7 tháng có thể nuôi 1 hộp trứng (bước sang năm thứ 2 nếu trồng chuyên canh thì nuôi được 02 hộp trứng/lứa),  mỗi năm nuôi 8 lứa, năng suất 1 hộp trứng bình quân cho 40 kg kén ; như vậy 01 ha dâu nuôi được 32 hộp trứng/năm cho sản phẩm kén 1.280kg. Giá kén hiện tại: 150.000 đ/kg, thu nhập 192 triệu/ha/năm. Để nuôi 01 hộp trứng  trong vòng 25 ngày hộ dân đầu tư  2.930.000 đồng gồm: tiền công 2.520.000 (18 công), tiền giống 210.000 đồng, khấu hao tài sản 200.000 đồng. Tổng thu: 40 kg kén x 150.000 đ/kg = 6.000.000 đồng, cho lợi nhuận 3.070.000 đồng/ lứa/hộp trứng. Như vậy sau gần 01 tháng, mỗi hộ nuôi 01 hộp trứng thì lợi nhuận  thu được là 3.070.000 đồng, cao hơn gấp 4 lần so với sản xuất cây màu hoặc 2 lần so với nuôi bò; việc nuôi tằm không nặng nhọc, tận dụng được nguồn lao động trong gia đình.

Tại buổi hội thảo, các hộ tham gia mô hình đánh giá cao về việc khôi phục lại nghề trồng dâu nuôi tằm, giúp bà con tiếp tục thực hiện được cái nghề bà bao đời nay đã gắn bó và đem lại nguồi thu nhập cao cho gia đình. Hộ ông Trần Kim Tuấn chia sẻ, khi có chủ trương triển khai khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm tại địa phương, gia đinhg đăng ký tham gia trồng 05 sào dâu, được TT KTNN huyện tổ chức tập huấn hướng dấn kỹ thuật, hỗ trợ giống, vật tư và giống tằm, gia đình nuôi mỗi tháng 01 lứa với 01 họp trứng, hiện nay đã nuôi ở lứa thứ 3. Mặc dầu thời tiết trong năm 2019 khắt nghiệt nắng hạn kéo dài nhưng giống dâu mới và giống tằm mới do Trung tâm hỗ trợ đều sinh trưởng, phát triển tốt; giống dâu sinh trưởng phát triển nhanh, lá to và dày ít tốn công thu hái lá, trứng tằm nở đạt, không bị nhiễm bệnh, chất lượng kén tốt; thu nhập bình quân đạt 6,5 triệu đồng trên/họp trứng, riêng lứa thứ 3 thu nhập ước đạt 7, 4 triệu đồng; sản phẩm làm ra được Công ty tơ lụa Quảng Nam thu mua với giá cả ổn định. Việc trồng dâu nuôi tằm đã đem lại nguồn thu nhập khá cho gia đình, tranh thủ được nguồn lao động nông nhàn, gia đình sẽ tiếp tục đầu tư thâm canh để nâng năng suất dâu, nhân rộng giống dâu và hỗ trợ một phần hom giống cho những hộ dân có nhu cầu và luôn tạo mọi điều kiện để khách du lịch đến tham quan. Ông Lưu Ngọc Mai – xã Quế Lâm, hộ được mời tham dự hội thảo chia sẽ qua nghe báo cáo từ các hộ tham gia mô hình và tham quan thực tế, nhìn những con tằm miệt mài nhã tơ làm kén mà trong lòng tôi lại nung nấu muốn khôi phục lại cái nghề mà gia đình đã thực hiện từ bao đời nay, nhưng hiện nay khó khăn về  giống dâu mới, kính mong sự quan tâm của các cấp hỗ trợ nhân rộng mô hình để chúng tôi có điều kiện khôi phục lại cái nghề tiềm năng này.

Ông Lê Thái Vũ – Giám đốc Công ty tơ lụa Quảng Nam thông tin đến với hội thảo về nhu cầu về kén tằm thô trên thị trường rất lớn, lượng cung chưa đáp ứng đủ cầu; dự kiến quy hoạch vùng trồng dâu Quảng Nam là 5.000 ha tương đương 500 tấn tơ tằm/năm, khai thác ổn định 15 – 20 năm và hình thành nên “dòng sông lụa” với những biền dâu xanh dọc bờ sông Thu Bồn để phục vụ du lịch  Nhưng hiện nay trên đại bàn tỉnh mới khôi phục được 10 ha vì vậy nguyên liệu của nhân dân sản xuất ra sẽ được công ty thu mua và cần có sự ký kết hợp đồng bao tiêu giữa doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân cung ứng để người dân yên tâm sản xuất. Ngoài việc sử dụng giống dâu mới, giống tằm mới và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để người nuôi tằm không còn phải “ăn cơm đứng” mà mở rộng quy mô và sản xuất theo hướng hàng hoá, đồng thời để khai thác thế mạnh về du lịch tại địa phương thi cần phải duy trì những điểm nuôi tằm theo hướng truyền thống, giữ gìn giống dâu cơm, dâu sẻ bản địa, đặc biệt là cây dâu đa, là giống dâu quý hiếm chỉ có ở địa phương để phục vụ cho du khách đến tham quan.

Tại buổi hội thảo, đồng chí Võ Văn Nghi – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Nam đã khẳng định và biểu dương ghi nhận kết quả đạt được từ mô hình, là địa phương đầu tiên triển khai tổ chức hội thảo về trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn tỉnh; đồng thời chỉ đạo và nhấn mạnh một số khó khăn, vướng mắt, những điểm yếu cần tập trung tháo gỡ; đây là mô hình đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân, phù hợp với đời sống sinh hoạt của người nông dân vì vậy cần tiếp tục triển khai nhân rộng trong thời gian tới và tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, áp dụng các công cụ, dụng cụ nuôi mới để người dân nắm bắt và ứng dụng thực hiện nhằm hạn chế về chi phí nhân công và nuôi theo hướng  hàng hoá. Thực hiện việc nuôi tằm theo 2 giai đoạn nhằm hạn chế nhiễm bệnh, tạo ra tằm chất lượng tốt là tiền đề để cho ra kén tốt và tạo ra tính chuyên mô hoá trong việc nuôi tằm. UBND huyện cần có sự quy hoạch vùng trồng dâu để làm nguyên liệu nuôi tằm; đặc biệt quy hoạch chuyển đổi những vùng đất bãi bỏ hoang, đất màu và cả đất ruộng sang trồng dâu thâm canh để nuôi tằm, tạo ra môi trường xanh, sạch và phục vụ cho du lịch. Cần tạo được sự liên kết trong sản xuất giữa đơn vị cung ứng đầu vào vào bao tiêu sản phẩm để sản xuất bền vững.

Có được kết quả như trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ kinh phí của các cấp, đặc biệt là sự tập trung chỉ đạo thực hiện của TT KTNN huyện và  UBND xã Quế Trung trong việc quán triệt triển khai chủ trương, và tổ chức triển khai thực hiện mô hình. Tuy nhiên qua việc triển khai thực hiện mô hình vẫn còn một số tồn tại, khó khăn đó là chưa có sự quy hoạch phát triển đồng bộ và tập trung nên khó khăn trong vấn đề quản lý  và chăm sóc. Thời khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài, thiếu nước tưới làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây dâu. Nguồn kinh phí hỗ trợ còn hạn hẹp, mới chỉ dừng lại ở việc nuôi theo phương pháp thủ công truyền thống, chưa có sự hỗ trợ các công cụ, dụng cụ mới để giảm chi phí nhân công và nâng cao chất lượng kén. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, không tập trung, nên chưa có sự kết nối với nhà doanh nghiệp để yên tâm sản xuất.

            Nhìn chung, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân, hiệu quả kinh tế (lãi ròng) cao gấp 4 lần so với sản xuất cây màu và cũng thật đúng theo câu nói của người dân “ một năm làm tằm bằng ba năm làm lúa”;  mô hình triển khai không chỉ góp phần cải thiện đời sống vật chất mà còn góp phần cải thiện  đời sống văn hoá, khôi phục lại ngành nghề truyền thống ở địa phương và phục vụ du lịch của Làng Đại Bình nói riêng và huyện Nông Sơn nói chung. Việc phát triển trồng dâu ven sông nhằm hạn chế việc xói lỡ đất; góp phần thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sản xuất theo hướng bền vững. Với nguồn giống dâu sẵn có là điều kiện thuận lợi để nhân rộng ra trên toàn huyện. Qua buổi hội thảo có sự cam kết ký kết bao tiêu sản phẩm của nhà doanh nghiệp nên nhân dân đồng tình hưởng ứng và nhân rộng.


Kêt luận hội thảo, đồng chí Nguyễn Chí Tùng – PCT UBND huyện Nông Sơn khẳng định việc khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm phù hợp với định hướng phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống; phù hợp với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao giá trị sản xuất và phát triển bền vững mang lại nguồn thu nhập khá cho hộ dân, chi phí đầu tư cho quá trình sản xuất thấp, vòng quay thu hồi vốn nhanh, tận dụng được nguồn lao động của gia đình, tạo ra môi trường xanh sạch; đã chỉ đạo cho các cơ quan chuyên môn ở huyện và địa phương tham mưu quy hoạch phát triển vùng trồng dâu nuôi tằm ở dọc theo sông Thu Bồn nhằm hạn chế xói lở và tạo cảnh quan phục vụ du lịch. Phát triển các hình thức hợp tác giữa các hộ trồng dâu nuôi tằm và các doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào và nhà tiêu thụ để hình thành các liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm./.
Nguồn tin: Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Nông Sơn
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Triển vọng mô hình chuyển đổi cây trồng và liên kết sản xuất
Hiệu quả mô hình: “Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp tác động vào cây Lòn bon”
Nâng cao thu nhập nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng (chè dây Ra Zéh)
Tập huấn kỹ thuật xây dựng mô hình trồng thâm canh lúa Xươn liên kết tiêu thụ sản phẩm bản địa
Các tin cũ hơn:
Dưa bở trên ruộng cạn
Quảng Nam: Trình diễn 02 giống bí lai mới năng suất cao
Hội thảo đầu bờ mô hình chuyển đổi cây lạc trên đất lúa vụ Hè Thu 2014
Trồng đậu phụng trên đất lúa
Được mùa đậu xanh xuân hè
Quảng Nam đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngô
Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi trồng lạc trên chân đất lúa kém hiệu quả
Quảng Nam: Giống lúa lai siêu ngắn ngày HBO2 phát huy hiệu quả
Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ trong chăn nuôi trâu bò
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống mới trên đất chuyển đổi
    
1   2   3   4   5   6  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006941715

    Lượt trong ngày 2244
    Hôm qua: 4566
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 113
    Tổng số 6941715