Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Sản xuất nấm bằng phương pháp mới tại huyện Núi Thành
Người đăng: Phan Bi .Ngày đăng: 09/12/2018 16:42 .Lượt xem: 3096 lượt.
Đề tài sản xuất nấm bằng hệ thống tự động quản lý nhiệt độ đầu tiên ở xã miền núi Tam Trà, huyện Núi Thành bước đầu thành công và đang được đáng giá rút kinh nghiệm để nhân rộng ra các địa phương khác…

         Năm 2018, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Núi Thành đã thực hiện đề tài sản xuất nấm bằng hệ thống tự động quản lý nhiệt độ tại vườn ông Nguyễn Kim Hải (thôn Trường Cửu 1, xã Tam Trà, huyện Núi Thành). Mục tiêu sản xuất 4 loại nấm: Linh chi, nấm mèo, bào ngư và nấm rơm. Hộ gia đình ông Hải làm nhà trại, giàn kệ; đề tài hỗ trợ kỹ thuật, giống nấm và hệ thống tự động quản lý nhiệt độ phục vụ sản xuất nấm. Đây là hệ thống điều khiển tự động dễ sử dụng, chế độ điều khiển linh hoạt bằng tay tại tủ điều khiển và tự động tại màn hình. Người dùng có thể linh hoạt cài đặt các thông số nhiệt độ, ẩm độ theo yêu cầu, thời gian hoạt động của thiết bị để tiết kiệm điện năng...

          Thực tế cho thấy, hệ thống này đã giúp giảm công lao động, hạn chế việc ra vào trại nấm, giảm nguy cơ lây nhiễm từ môi trường từ bên ngoài. Đối với một số loại nấm trong từng giai đoạn phát triển như nấm mèo trong giai đoạn chờ dày tai nấm, nấm linh chi trong giai đoạn tạo bào tử,… người sản xuất có thể linh hoạt ngắt hệ thống phun sương ngừng cung cấp nước theo yêu cầu thực tế của sản xuất.

 

(Nấm bào ngư)

 

         Kết quả qua thu hoạch đề tài sản xuất nấm bằng hệ thống tự động quản lý nhiệt độ tại hộ ông Hải, đến thời điểm này đạt 75kg nấm linh chi (giá bán 500 ngàn/kg); 1.500kg bào ngư (giá 50 ngàn đồng/kg); 300kg nấm mèo (giá 70 ngàn/kg). Tổng doanh thu từ đề tài (chưa kể nấm rơm) là 133,5 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 42.890.000 đồng. Ông Hải, người trực tiếp thực hiện đề tài phân tích thêm: “Sản xuất nấm bằng hệ thống tự động quản lý nhiệt độ có chi phí điện năng không cao, lại giảm công lao động, chỉ còn lại chủ yếu là công vận chuyển, sắp xếp phôi nấm vào trại và thu hoạch sản phẩm. Với mức lợi nhuận 42,9 triệu đồng/chu kỳ, mỗi năm có thể sản xuất ít nhất 3 chu kỳ, lợi nhuận có thể đạt được 128,7 triệu đồng. Đây là món lợi nhuận khá hấp dẫn đối với gia đình”.

          Được biết, hiện tại lượng nấm làm ra từ đề tài chủ yếu tiêu thụ tại chỗ, chưa phát triển ra các thị trường khác. Bên cạnh đó, hộ thực hiện đề tài chưa đưa vào sản xuất số lượng phôi nấm đủ theo công suất thiết kế của nhà trại. Về lâu dài, hộ có thể sử dụng phế thải mùn cưa sau khi thu hoạch các loại nấm để tái sản xuất nấm rơm nhằm giảm chi phí đầu tư đầu tư nguyên liệu đầu vào; sản xuất các loại nấm nhiệt đới trong mùa mưa để bán với giá cao. Từ đó tăng hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất nấm. Đặc biệt là hiệu quả từ sản xuất nấm rơm được cho là rất lớn nhờ tận dụng mùn cưa phế thải, không phải tốn mua nguyên liệu đầu vào. Dự kiến năng suất nấm rơm trong đề tài có thể đạt 495kg/năm, bán với giá 80 ngàn đồng/kg, doanh thu 39,6 triệu đồng/năm. Theo tính toán, đề tài sản xuất nấm có sử dụng hệ thống tự động quản lý nhiệt độ thực hiện tại hộ ông Nguyễn Kim Hải (xã Tam Trà) có tổng doanh thu (kể cả nấm rơm) là 168 triệu đồng/năm; tổng chi phí mua thiết bị máy móc và xây dựng nhà trại là 579,49 triệu đồng, nếu khấu hao 20% trong 5 năm (115 triệu đồng/năm), còn lãi được 53,27 triệu đồng/năm.

          Nhận xét: Đề tài sản xuất nấm đã áp dụng thành công hệ thống tự động quản lý nhiệt độ, ẩm độ trong nhà trồng nấm tại hộ ông Nguyễn Kim Hải, xã Tam Trà, huyện Núi Thành dễ áp dụng, sử dụng, có thể điều khiển ở nhiều chế độ, cho phép người dùng hiệu chỉnh thông số môi trường theo yêu cầu. Bước đầu sản xuất nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao, cần tiếp tục sản xuất, theo dõi tính ổn định của hệ thống, đặc biệt trong điều kiện mùa mưa tại Núi Thành, tận dụng phế thải mùn cưa để sản xuất thêm nấm rơm. Qua đó tiếp tục đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình làm cơ sở nhân rộng ra các địa phương khác./.

 

                                                                                                             Phan Bi, Trung tâm KTNN Núi Thành

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn tin: Núi Thành
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình Quản lý dinh dưỡng và nước tưới cho cây Lạc trên đất cát biển
Triển vọng mô hình làm vườn ươm cây giống tại chổ cho vùng núi cao huyện Tây Giang
Nông Sơn khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm - tiềm năng mới từ cái nghề cũ.
Triển vọng mô hình chuyển đổi cây trồng và liên kết sản xuất
Hiệu quả mô hình: “Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp tác động vào cây Lòn bon”
Nâng cao thu nhập nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng (chè dây Ra Zéh)
Tập huấn kỹ thuật xây dựng mô hình trồng thâm canh lúa Xươn liên kết tiêu thụ sản phẩm bản địa
Các tin cũ hơn:
Dưa bở trên ruộng cạn
Quảng Nam: Trình diễn 02 giống bí lai mới năng suất cao
Hội thảo đầu bờ mô hình chuyển đổi cây lạc trên đất lúa vụ Hè Thu 2014
Trồng đậu phụng trên đất lúa
Được mùa đậu xanh xuân hè
Quảng Nam đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngô
Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi trồng lạc trên chân đất lúa kém hiệu quả
Quảng Nam: Giống lúa lai siêu ngắn ngày HBO2 phát huy hiệu quả
Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ trong chăn nuôi trâu bò
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống mới trên đất chuyển đổi
    
1   2   3   4   5   6  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006926302

    Lượt trong ngày 7121
    Hôm qua: 3654
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 151
    Tổng số 6926302