KỸ THUẬT TRỒNG XEN CANH
CÂY BẮP LAI XEN VỚI CÂY LẠC TRÊN ĐẤT LÚA CHUYỂN ĐỔI
1. Về thời vụ: Làm đuợc cả vụ Đông Xuân (ĐX) và Hè Thu (HT).
2. Chọn đất để sản xuất: Những vùng đất lúa cát pha thịt nhẹ, chủ động việc tưới tiêu nước đều có thể chuyển sang trồng bắp lai xen lạc ở cả vụ ĐX và HT. Qui hoạch vùng sản xuất, cắt nước, khi đất khô thì cày bừa tơi xốp, sạch cỏ dại. Riêng đất bải bồi ven sông và đất cát ven biển đều có thể đưa vào trồng bắp lai xen lạc vụ ĐX, nhưng phải chọn thời vụ xuống giống sao cho phù hợp với điều kiện tưới nước của từng vùng.
3. Về hạt giống:
- Bắp lai: Nên dùng các giống C919, DK 9955, DK 9901, …(0,7-0,8 kg/sào ).
- Lạc: Nếu để bán quả tươi hoặc quả khô thì dùng MD 7 (9kg/sào), nếu để ép dầu hoặc bán quả khô thì dùng lạc sẻ (Tây nguyên) (7-8 kg/sào) nhưng lạc sẻ trái nhỏ, dễ bị bệnh chết ẻo, nên thay bằng các giống lạc mới như: LDH-01, TB25, L14, L23...(9 -10 kg/sào).
4. Trồng và mật độ trồng xen: Khoảng cách giữa các hàng bắp và hàng lạc là:
- Bắp lai: Trồng hàng đôi (40 cm) cách xa 120cm (để trồng lạc), hạt cách hạt 25 cm.
- Cây lạc: Trồng giữa 2 hàng đôi của bắp (Rộng 120cm), làm 3 hàng, hàng cách hàng 30 cm, hạt cách hạt 10cm, (khoảng 36-40 hạt/m2); nếu đất có thành phần cơ giới nặng, nên tỉa hạt đôi (cách nhau 18 -20 cm bỏ 2 hạt).
Lưu ý:
- Đất : Làm đất sạch cỏ, tơi xốp, lên luống và rãnh để chủ động tưới và tiêu nước. Độ cao của luống tùy vào điều kiện từng vùng, vùng đất cát lên luống cao 25 - 30 cm, vùng đất thịt lên luống cao 15 -20 cm.
- Đối với cây bắp lai: Muốn có NS cao trước hết phải đảm bảo mật độ đạt trên 95% cây sống và phát triển đồng đều. Nên khi gieo hạt tốt nhất là ngâm hạt trong nước lạnh 4-6 giờ, rồi ủ khô 24-36 giờ cho nứt mầm mới gieo (loại bỏ hạt không nứt); hoặc làm bầu bằng lá chuối dự phòng 1 số cây để trồng dặm (10%) những chổ không mọc (sau trồng 10-12 ngày).
- Đối với cây lạc: Nếu thử, thấy lên không đều, thì lột ra, lấy hạt nhân ngâm trong nước ấm khoảng 320C (2 sôi +3 lạnh), giúp hạt nẩy mầm đều hơn, qua đó ta loại những hạt không nứt mầm, làm cho ruộng lạc mật độ đảm bảo, góp phần cho NS cao.
5. Về phân bón: Lượng dùng cho 1sào(500 m2): Làm đất lần 1 kết hợp bón 30 kg vôi, khi gieo hạt bón phân chuồng hoai mục 500kg+20 kg lân trộn đều rãi. Khi làm đất, cần khoả bằng và rãi 5 kg NPK (16.16.8 ) cào trộn đều trước khi xẽ rãnh bỏ hạt.
- Bón phân cho bắp: Khi bắp được 2-3 lá thì bón 2 kg urê+ 4kg NPK kết hợp xăm ván xới gốc. Khi được 8-9 lá, bón 4kg NPK+2 kg urê+2 kg kali+phân chuồng, rạ mục (nếu có), kết hợp vun nhẹ gốc. Đến khi 45-50 ngày(13-14 lá) bón lần 3: 2kg urê+2kg NPK+2 kg Kali và vun gốc lần 2.
- Bón phân cho cây lạc: Sau khi gieo 18-20 ngày bón 1kg urê+3kg kali, kết hợp xăm ván. Khi được 42-45 ngày bón 2kg urê+ 2kg kali và cuốc nhẹ vun gốc; khi lạc ra hoa đợt 1 bón 15 kg vôi, bón tung đều lên lá.
6. Tưới và tiêu nước: Khi làm đất gieo hạt và chăm sóc phải lên luống vét rãnh để chủ động tưới tiêu nước. Khi đất khô, chỉ tưới thấm chứ không nên tưới tràn. Khi mặt ruộng thấm vừa đủ, thì cho rút nước ngay.
7. Phun chất điều hoà sinh trưởng cho cây lạc: Sau khi lạc ra hoa lần 2 xong, nếu ruộng lạc xanh thì dùng chất điều hòa sinh trưởng: Max M, Bijamin phun và sau đó 20 ngày phun lại lần 2, để giúp cây lạc tăng đậu quả già.
8. Phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh: Sau khi gieo cả 2 loại hạt được 2-3 ngày, thì nên phun các loại thuốc trừ cỏ khô như: DUAL 720 EC, DUAL gold 960 EC, ANTACO 500ND, LASSO… Nếu đất có sâu xám thì trộn Basudin, Furadan,...với phân hữu cơ rãi khi gieo hạt để phòng. Phòng sâu đục thân, đục quả, thì nên trộn Basudin 10 H với cát nhỏ bỏ vào đọt bắp để ngừa cũng có hiệu quả. Khi cây lạc sau 30 ngày có hiên tượng chết ẻo, thì nên nhổ những cây bị héo bỏ ra xa, và cho phun hổn hợp thuốc Validacin + Tobnix + Xanthomix hoặc phun Luster, Monceren để hạn chế lây lan. Vụ ĐX cây bắp ít sâu bệnh, nhưng cây lạc dễ bị bệnh héo xanh chết rũ gây hại, nên phải thương xuyên thăm đồng, để phát hiên sâu bệnh sớm, và xữ lý kịp thời.
- Muốn cây lạc có năng suất cao điều quan trọng là phải phòng bệnh héo xanh chết rủ là chính. Không trồng lạc trên đất trồng lạc vụ trước bị bệnh nầy, bón vôi và bón cân đối N,P,K. Sau gieo hạt 8-10 ngày (2 lá mầm) dùng Monceren hoặc Luster,… phun thẳng vào gốc lạc và 10 ngày sau phun lại lần 2 sẽ hạn chế sự phát triển của bệnh.
9. Thu hoạch lạc và vun gốc bắp: Khi quả lạc già đều, thân lạc chuyển vàng, thì thu hoạch, quả để bán tươi, phơi khô, ép dầu,... thân cây lạc dùng cho trâu bò ăn, làm phân bón, và có thể phơi khô dự trữ mùa mưa gió cho gia súc ăn. Chọn những quả già to, mẩy để làm giống cho vụ sau. Nhổ lạc xong, nếu đất quá khô thì cho nước vào và khi đất vừa khô lại thì vun gốc cho cây bắp.